Công ty chuyên phân phối laptop business nhập khẩu cao cấp

| Chuyên phân phối laptop nhập khẩu trên toàn quốc | Chuyển phát nhanh hoặc gửi nhà xe | Quý khách thanh toán bằng cách chuyển khoản hoặc chuyển tiền mặt | Liên hệ trực tiếp Hotline : 0986 61 3030 - 0934 589 505 để biết thêm chi tiết vui lòng truy cập website : Laptopcuuytin.com | Fanpage : facebook.com/laptoptoday
Chuyên mục >>

Phân tích mạch Mainboard IBM T40

Chia sẻ bài viết
Hiện nay nghề sửa chữa máy laptop được coi là nghề HOT nhất và không ít bạn đã đâm đầu vào tìm cách học cho bằng được. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tự tìm hiểu và search trên mạng thì gần như không có tài liệu nào. Cũng như các tài liệu về mainboard, cách đây 1 năm thì cho dù search = google để tìm 1 các schematics đã khó đừng nói là tìm được 1 bài viết hướng dẫn sửa chữa mainboard. Xem thêm các bài viết về mainboard PC tại đây:

- Các bài viết về mainboard PC.



- Bài viết này lqv77 tôi dựa theo một số tài liệu, sưu tầm trên NET và thêm 1 ít kiến thức của riêng mình chủ yếu giúp các bạn mới vào nghề cùng nhau nghiên cứu vận hành của máy IBM T40.

- Để tiện theo dõi, mọi người nên download schematics của Laptop IBM T40 tại đây:

Download IBM T40 laptop schematic Full

1. Sơ đồ khối:

 Reduced: 84% of original size [ 806 x 534 ] - Click to view full image


2. Hình chụp thực tế mainboard IBM T40 và vị trí một số linh kiện chính:



3. Mạch kích nguồn và mạch quản lý nguồn:

Cũng như khi nói về mainboard PC, lqv77 tôi cũng sẽ bắt đầu bằng mạch kích nguồn. Xem thêm bài mạch kích nguồn của mainboard PC:

- Mạch kích nguồn của mainboard PC

3.1 Sơ đồ khối mạch nguồn Laptop IBM T40:

 Reduced: 84% of original size [ 806 x 534 ] - Click to view full image

Do các dòng IBM đều dùng các ký hiệu trên schematic giống nhau nên lqv77 tôi giữ nguyên các tên do IBM đặt để khi xem các sơ đồ tương tự ta sẽ dễ nhận ra.

Khi cắm nguồn DC (từ adapter), 16V sẽ đi vào Dock-Pwr16 qua cầu chì F2, vào Dock-Pwr16_F. Đây là mạch bảo vệ do IBM thiết kế để khi có sự cố về nguồn thì lập tức ngắt nguồn không gây hư hỏng cho các ic, chip phía sau mạch.

Từ Dock-Pwr16_F nguồn 16V đi qua D10 thành VregInt16, cấp nguồn cho TB6250 tạo áp VCC3SW. Chính TB6250 sẽ kiểm soát Q34 và Q36 điều khiển quá trình tạo Vint16 cấp nguồn cho Max1631, Max1845, ADP3205

3.2 IC Max1631 tạo nguồn 3V3 và 5V :

Để Max1631 hoạt động cần có 2 điều kiện:

3.2.1 Phải có 16V từ VINT16 cấp vào chân 22 Vcc của Max1631.
3.2.2 Tín hiệu mở nguồn được PMH4 điều khiển qua VCC5M_ON vào chân 7 và chân 28 của Max1631. Đồng thời không có tín hiệu ngắt nguồn (Shutdown) từ mạch bảo vệ quá nhiệt CPU hay mất tín hiệu PwrG. Xem hình 3.2.2a và 3.2.2b

Và dĩ nhiên là khi thỏa 2 điều kiện trên và các thành phần khác không có vấn đề gì thì sẽ có nguồn 3V3 và 5V.

 Reduced: 77% of original size [ 886 x 593 ] - Click to view full image



Tham khảo thêm datasheet của IC Max1631 tại đây:

http://www.alldatasheet.co.kr/datasheet-pd...IM/MAX1631.html

 Reduced: 84% of original size [ 806 x 592 ] - Click to view full image

Hình 3.2.2a

 Reduced: 72% of original size [ 941 x 534 ] - Click to view full image

Hình 3.2.2b

3.3 IC Max1845 tạo nguồn 1V2:

Tương tự như Max1631, Max1845 cũng cần có 2 điều kiện để hoạt động:

3.3.1 Phải có nguồn 16V vào chân số 4, và nguồn 5V vào các chân 9, 21, 22.
3.3.2 Chân điều khiển là chân số 11 của Max1845 phải có VCC5M.



 Reduced: 84% of original size [ 806 x 610 ] - Click to view full image


Nếu thỏa 2 điều kiện vừa nêu và các thành phần khác đều OK thì sẽ có 1V2.

3.4 Phân tích tương tự với IC Max1845 tạo nguồn 1V8:

3.3.1 Phải có nguồn 16V vào chân số 4, và nguồn 5V vào các chân 9, 21, 22.
3.3.2 Chân điều khiển là chân số 11 của Max1845 phải có VCC1R8M_ON do PMH4 kiểm soát. Đồng thời chân số 6 của Max1845 phải có B_ON cũng do PMH4 kiểm soát.

 Reduced: 84% of original size [ 806 x 578 ] - Click to view full image


Khi tất cả các mức áp: 3V3, 5V, 1V2, 1V8 đều có thì các chipset sẽ hoạt động.

Còn tiếp...

Nguồn: lqv77.com

0 nhận xét:

Post a Comment